Bên cạnh communication và critical thinking, Analytical thinking cũng được xem là một kỹ năng quan trọng mà hầu như mọi nhà tuyển dụng ở đa số lĩnh vực đều tìm kiếm ở ứng viên. Vậy Analytical thinking là gì? Làm sao để cải thiện Analytical thinking trong môi trường làm việc? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Analytical thinking là gì?
Analytical thinking, hay còn gọi là kỹ năng phân tích, là một kỹ năng cho phép ta đánh giá, diễn giải và nghiên cứu một chủ đề, sự kiện hay số liệu để tìm ra giải pháp hay phát triển các ý tưởng phức tạp. Một người có Analytical thinking tại nơi làm việc thể hiện qua thái độ tập trung vào việc tìm hiểu thông tin, sử dụng phương pháp tư duy logic để xác định giải pháp.
Analytical thinking được dùng trong đa dạng lĩnh vực, chẳng hạn như xác định nhu cầu của khách hàng; cải thiện sản phẩm, dịch vụ; nâng cao quy trình làm việc… Bằng cách phân tích một chủ đề, ta có thể trau dồi vốn hiểu biết về chủ đề đó và đạt được những mục tiêu cần thiết.
Tầm quan trọng của Analytical thinking
Analytical thinking quan trọng bởi kỹ năng này cho phép ta tạo ra các giải pháp cho vấn đề chung và đưa ra quyết định sáng suốt. Sở hữu và sử dụng tốt kỹ năng Analytical thinking, ta có thể góp phần giúp công ty đạt được mục tiêu chung và thúc đẩy bản thân trên con đường sự nghiệp. Những lợi ích mà Analytical thinking đem lại có thể kể đến như:
1. Tăng hiệu quả công việc
Analytical thinking giúp ta học cách làm việc thông minh hơn thay vì cố gắng làm việc chăm chỉ hơn. Khi ta có Analytical thinking, ta biết điều gì mang lại giá trị lớn nhất cho công ty, từ đó tập trung thời gian và nguồn lực cho chúng.
2. Ra quyết định tốt hơn
Người có Analytical thinking sẽ đưa ra các quyết định tốt hơn vì họ xem xét tình huống một cách toàn diện trước khi đưa ra ý kiến hay kết luận. Analytical thinking cho phép ta có cái nhìn xa hơn, khám phá những điều mới và tìm cách sửa những lỗ hổng. Những hành vi này giúp ta đưa ra quyết định sáng suốt nhất, tác động tích cực đến công ty của mình.
3. Cải thiện bản thân tốt hơn
Để phân tích một vấn đề, ta phải có kiến thức về vấn đề đó. Analytical thinking thúc đẩy ta tìm kiếm và hiểu rõ những thông tin mới, từ đó nâng cao kiến thức và vốn hiểu biết trong lĩnh vực.
Làm thế nào để nâng cao Analytical thinking?
Cũng như các kỹ năng khác, Analytical thinking cũng cần ta cần bỏ ra nhiều thời gian để trau dồi và rèn luyện. Sau đây là một số bước cơ bản giúp bạn nâng cao Analytical thinking:
1. Xây dựng cơ sở kiến thức lớn
Một trong những điều quan trọng nhất trong việc phát triển kỹ năng Analytical thinking chính là tạo nên cơ sở kiến thức vững chắc cho bản thân. Khi bạn học và có nhiều kiến thức về thế giới, bạn càng có nhiều công cụ và thông tin hơn cho việc phân tích và giải quyết vấn đề. Để làm được điều này, bạn nên dành thời gian đọc nhiều sách ở nhiều thể loại khác nhau, xem các chương trình về thế giới xung quanh, tham gia các hội nghị, hội thảo…
2. Chú ý đến chi tiết
Chú ý đến tiểu tiết rất quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng Analytical thinking vì nếu bạn không hiểu rõ bản chất vấn đề cùng các chi tiết xung quanh, bạn khó có thể đưa ra giải pháp thành công và khả thi nhất.
3. Thử thách bản thân với những điều mới mẻ
Việc cải thiện Analytical thinking sẽ giảm hiệu quả khi bạn không thử thách bản thân với những điều mới mẻ hơn. Những thứ mới mẻ buộc chúng ta phải tìm hiểu và phân tích khi làm việc. Do đó, hãy nỗ lực thử thách bản thân đối mặt với vài sự đổi mới và sử dụng kỹ năng Analytical thinking để giải quyết vấn đề.
4. Tập cách đặt câu hỏi
Khi bạn đặt câu hỏi cho một vấn đề nào đó nghĩa là bạn đang đi sâu vào vấn đề. Sự tham gia một cách thông minh vào vấn đề sẽ nâng cao kỹ năng Analytical thinking và thúc đẩy khả năng tư duy của bản thân. Việc đặt câu hỏi mang lai sự hứng thú tìm ra giải pháp, khơi dậy khả năng phân tích và quan sát mọi thứ qua góc nhìn khác.
5. Chơi các trò chơi trí tuệ
Trò chơi trí tuệ mang lại hiệu quả tuyệt vời cho quá trình nâng cao kỹ năng Analytical thinking. Trò chơi trí tuệ kích thích ta động não một cách nhanh chóng hơn, bên cạnh đó là khả năng quan sát, nắm khái quát vấn đề. Các trò chơi trí tuệ có thể kể đến như sudoku, cờ vua, escape room, rubik…
6. Các bài toán
Các vấn đề liên quan đến các con số, tính toán và khả năng ứng biến luôn yêu cầu ta phải sử dụng kỹ năng Analytical thinking. Càng sử dụng nhiều công thức phức tạp đề tìm ra kết quả, khả năng Analytical thinking của bạn càng được nâng cao. Các con số và công thức có sức ảnh hưởng đặc biệt đến trí não, nó tương tự như việc bạn cần tìm giải pháp cho một vấn đề khó.