Meta: Giá vốn bán hàng là gì? Cách tính giá vốn bán hàng như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ về vấn đề này.
Đối với những người kinh doanh, chắc chắn phải nắm rõ giá vốn bán hàng để có thể vận hành công việc kinh doanh một cách thuận lợi nhất. Ít nhất khi thị trường có những biến động nhất định, thì việc hiểu biết rõ về giá vốn sẽ giúp người kinh doanh có những điều hướng thích hợp. Vậy còn bạn, bạn đã biết giá vốn bán hàng là gì hay chưa?
Để trả lời những câu hỏi liên quan đến vấn đề này như: Giá vốn bán hàng là gì? Giá vốn bán hàng gồm những khoản gì? Cách tính giá vốn bán hàng như thế nào cho đúng chuẩn? Trong bài viết này chúng ta sẽ giải đáp để bạn có thể tích lũy thêm những kiến thức hữu ích áp dụng vào việc kinh doanh mang đến lợi nhuận cao nhất.
Giá vốn hàng bán là gì?
Giá vốn bán hàng là một thuật ngữ Tiếng Anh, gọi là Cost of good sold. Trong kinh doanh, giá vốn bán hàng là một trong những loại chi phí đầu tư nhằm mục đích sản xuất ra sản phẩm. Chi phí này liên quan trực tiếp đến quá trình bán hàng, bao gồm: Giá vốn xuất kho, chi phí quản lý doanh nghiệp, cho phí bán hàng.
Tóm lại, giá vốn bán hàng được hiểu một cách đơn giản đó chính là giá vốn của những mặt hàng được bán ra, nó sẽ bao gồm các yếu tó về giá như: Hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ…được đầu tư ở một thời gian cụ thể. Mỗi công ty khác nhau sẽ có những cách định nghĩa về giá vốn bán hàng khác nhau.
Công ty hoạt động thương mại:
Giá vốn bán hàng sẽ được xem là tổng tất cả chi phí trong quá trình nhập hàng về kho của công ty như: Giá nhập hàng từ phía đơn vị cung cấp, chi phí vận chuyển về kho, thuế, bảo hiểm…
Công ty sản xuất:
Giá vốn bán hàng sẽ bao gồm nhiều loại chi phí hơn do có thêm chi phí nguyên nhiên liệu để cung ứng cho quá trình sản xuất sản phẩm.
Vai trò của giá vốn hàng bán là gì?
Ví dụ khi thêm một sản phẩm mới vào kho, bạn sẽ cần nhập số chi phí nhập hàng, như chi phí mua hàng, chi phí vận chuyển, chi phí kho bãi…Nếu ghi chép và lưu số liệu này một cách cẩn thận, sau này việc hạch toán lãi lỗ, giá trị tồn kho sẽ được kiểm sóat một cách dễ dàng nhanh chóng và chuẩn xác hơn.
Hơn nữa, nếu bạn có thể sử dụng giá vốn bán hàng với mục đích tính tỷ suất lợi nhuận gộp và phân tích tỷ lệ phần trăm doanh thu có sẵn để trang trải các chi phí hoạt động khác, cụ thể như giá vốn bán hàng sẽ được trừ vào tổng doanh thu sẽ biết được tỷ suất lợi nhuận gộp.
Công thức tính giá vốn bán hàng
Công thức FIFO (First In First Out)
Với công thức này dựa trên phương pháp nhập trước xuất trước, theo đó những đơn hàng nào nhập trước thì sẽ được xuất trước với đơn giá bằng với đơn giá nhập. Công thức này sẽ phù hợp với các mặt hàng có hạn sử dụng như điện máy, máy tính, điện thoại…vì những mặt hàng này không thể lưu trữ lâu trong kho. Nếu khi giá tăng, tính theo công thức FIFO, giá vốn bán hàng sẽ thấp hơn, nhưng mức đóng thuế TNDN cũng sẽ vì thế mà cao hơn.
Công thức LIFO (Last In First Out)
Trái với công thức FIFO những mặt hàng sẽ được nhập sau xuất trước, theo đó những mặt hàng nhập vào trước sẽ xuất sau với đơn giá bằng đơn giá nhập. Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ sẽ được tính theo đơn giá lần nhập đầu tiên. Công thức LIFO áp dụng cho các mặt hàng quần áo, giày dẹp… những mặt hàng lỗi thời tồn kho, nên nhập hàng mới vào sẽ phải ưu tiên xuất hơn.
Công thức Bình quân gia quyền
Công thức này dùng để tính toán giá trị hàng tồn kho, đây cũng là phương pháp tính giá vốn bán hàng phổ biến nhất, đã được các phần mềm tiên tiến áp dụng. Công thức cụ thể:
MAC = ( A + B ) / C
Trong đó:
MAC: Giá vốn bán hàng của sản phẩm được tính theo bình quân tức thời
A : Giá trị kho trước nhập = Tồn kho trước nhập * giá MAC trước nhập
B : Giá trị kho nhập mới = Tồn nhập mới * giá nhập kho đã phân bổ chi phí
C : Tổng tồn = Tồn trước nhập + tồn sau nhập
Phương pháp Giá hạch toán
Phương pháp này dùng để tính giá trị vốn thực tế của hàng hóa xuất kho, giữa doanh nghiệp mua hàng hóa vật tư thường xuyên có sự biến động về giá cả, khối lượng, vật tư xuất kho nhiều. Giá hạch toán là loại giá trị ổn định được doanh nghiệp xây dựng không có giá trị giao dịch với bên ngoài. Giá trị thực tế và giá hạch toán trong các chu kỳ luân chuyển sẽ giúp chúng ta tính được hệ số của việc nhập xuất chính xác.
Phương pháp cân đối
Đối với phương pháp này, bạn nên tính giá trị thực tế của số hàng còn lại cuối kỳ bằng cách lấy số lượng còn lại cuối kỳ nhân với đơn giá mua lần cuối cùng trong tháng. Cuối cùng, dùng công thức cân đối để tính giá trị mua hàng thực tế của hàng xuất kho.
Mong rằng, với những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về thuật ngữ “Giá vốn bán hàng là gì” và các cách thức tính giá vốn bán hàng cụ thể nhất để giúp bạn kinh doanh và sản xuất tốt hơn. Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi về những nội dung hữu ích nhất.